Đoàn Presstrip nghe giới thiệu về di tích Lam Kinh
Trong chuyến khảo sát lần này, đoàn Presstrip đã được Trung tâm xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch giới thiệu 2 di sản văn hóa nổi bật nhất của Thanh Hóa là di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ và di tích quốc gia đặc biệt Lam Kinh. Tại Thành Nhà Hồ, đoàn đã nghe hướng dẫn viên giới thiệu khai quát các giá trị nổi bật toàn cầu của di sản. Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2011.
Đây là công trình “biểu hiện sự giao lưu quan trọng các giá trị ảnh hưởng Nho giáo Trung Hoa đối với một biểu tượng vương quyền tập trung ở cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV; đồng thời, thể hiện những bước phát triển mới trong phong cách kiến trúc trên phương diện kỹ thuật và quy hoạch đô thị trong môi trường Đông và Nam Á…”.
Theo các nghiên cứu, khảo sát, thì khối lượng đá dùng để xây thành ước tính trên 25.000m3, khối lượng đất đắp trên 100.000m3. Các khối đá vôi lớn, có hình khối chữ nhật, nặng từ 10-16 tấn và những khối rất lớn, nặng trên 26 tấn. Tòa thành này được đánh giá là “hiện tượng đột khởi” về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng tòa Hoàng thành bằng đá, không chỉ ở Việt Nam mà cả khu vực Đông và Nam Á.
Nghinh môn Lam Kinh
Lam Kinh được công nhận là di tích Quốc gia đặc biệt năm 2012. Khu di tích bao gồm Chính điện, Thái miếu, Tả vu, Hữu vu, Tây thất, Đông trù, Nghi môn và hệ thống tường thành. Bên cạnh đó, các di tích khác như Sân rồng, hồ Bán nguyệt, sông Ngọc, cầu Bạch, hồ Tây, hồ Như Áng… cũng cho thấy quy mô to lớn của trung tâm Lam Kinh, cũng như mật độ dày đặc, có tính hệ thống của di tích thời Lê.
Các công trình được xây dựng trên cơ sở tận dụng, cải biến môi trường tự nhiên, kết hợp với tư duy phong thủy thực sự tạo cho trung tâm Lam Kinh một không gian bề thế và linh thiêng, in đậm vào tâm thức dân gian. Trải gần 600 năm tồn tại, Lam Kinh đã bị hủy hoại đáng kể. Sau 2 thập kỷ bảo tồn, tôn tạo, khoảng 20 hạng mục công trình đã được khôi phục. Đồng thời, một số hạng mục quan trọng khác và cảnh quan thiên nhiên cũng được cải tạo, gìn giữ, bảo vệ và là một trọng điểm du lịch của Thanh Hóa.
Trò Xuân Phả
Múa Pồn Pôông
Cũng qua chuyến khảo sát, đoàn đã được thưởng thức nhiều trò diễn dân gian đặc sắc, như di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Trò Xuân Phả, Pồn Pôông, múa sạp… Với việc tổ chức đoàn Presstrip khảo sát các sản phẩm du lịch, tỉnh Thanh Hóa hi vọng đây sẽ là cơ hội để quảng bá, giới thiệu hình ảnh xứ Thanh đến các quốc gia có thị trường khách du lịch trọng điểm. Đồng thời, góp phần nghiên cứu, đánh giá khả năng thu hút và đáp ứng dịch vụ tại các khu, điểm du lịch của Thanh Hóa.
Khôi Nguyên/ baothanhhoa.vn
Nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) 2022 đang hứa hẹn sẽ là điểm...
Sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi...
Con số này đã giảm 22% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt tại một số...
Ngày 1/5, bãi biển Sầm Sơn tiếp tục thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Chính quyền thành phố đã phải...
Với vị trí quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ, hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch mang đặc trưng của cả ba vùng:...
Tại tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (6/8) nhà chức trách địa phương cho biết, sau khi xác nhận địa bàn có bệnh nhân...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá đã gửi 14 mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 ra Viện Vệ sinh dịch...
Chiều ngày 5/7, trong lúc đi mò trai cùng với 5 người khác tại hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 1 học...
Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không thể...
Trước tình hình số người từ các tỉnh có dịch (những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ) vào Thanh Hóa có xu hướng...
Theo tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, đề...