Trong ký ức chưa xa của ông Vũ Tiến Khả, thủ nhang đền Cô Tiên trên dãy núi Trường Lệ thì chỉ cách đây chừng 20 chục năm thôi, ông lên núi hái củi vẫn thấy những bức tường dày chừng 30cm hoang phế lấp ló trong những bụi dứa dại. Có những vết tích nền nhà rộng hằng trăm mét vuông ẩn hiện trong hoang vu cây sim um tùm. Ông Khả bảo rằng, theo lời bố ông kể lại, thời đó, bố ông Khả bị Pháp điều động làm cuông nhốc (người phục dịch) cho Pháp để xây những công trình nghỉ dưỡng trên núi Trường Lệ. Vật liệu xây dựng thời đó gồm gạch đặc, đá khai thác từ núi Nhồi (Tp. Thanh Hóa) và đá thạch anh, loại đá vốn có trên dãy núi Trường Lệ. Các công trình Pháp xây dựng gồm có, đường cho ô tô lên núi, bãi đỗ trực trăng, nhiều nhà nghỉ dưỡng và khu nhà ăn.
Còn theo Giám đốc trung tâm Văn hóa Tp. Sầm Sơn Cao Văn Tâm thì trên dãy núi Trường Lệ vẫn còn hiển hiện dấu tích một khu nghỉ mát của vua Bảo Đại rộng vài trăm mét vuông. Dẫn chúng tôi vượt qua những tán dứa dại cao hơn 3m, ít dấu chân người, ông Cao Văn Tâm vạch cỏ chỉ dẫn nền móng tòa nhà khu nghỉ mát của vua Bảo Đại. Theo quan sát của chúng tôi, khu nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại rộng chừng 500m vuông, còn dấu tích móng từng tòa nhà lớn nhỏ. Ông Cao Văn Tâm cho biết, bãi biển này là nơi vua Bảo Đại hay xuống tắm mỗi lần về núi Trường Lệ nghỉ dưỡng. Sau năm 1975, người dân Sầm Sơn lên núi hái củi còn nhặt được vàng lá xung quanh nơi này. Đi hết khu nền móng về hướng Đông là bãi biển tuyệt đẹp hiện ra. Ngày nay, người dân địa phương Tp. Sầm Sơn vẫn gọi bãi biển này là Bãi biển vua Bảo Đại.
Đường đến khu nghỉ dưỡng của người Pháp xây dựng trên dãy núi Trường Lệ hoang vu cây cỏ dại
Những cây dứa dại, phi lao, bạch đàn cao quá đầu người che lối vào những chứng tích khu nghỉ dưỡng của Pháp và vua Bảo Đại
Dấu tích những bức tường của khu bếp ăn do Pháp xây dựng trên núi Trường Lệ
Ông Vũ Tiến Khả cho biết, vào những năm 1968 – 1972, dãy núi Trường Lệ là địa điểm giặc Mỹ bắn phá ác liệt từ biển vào. Những công trình Pháp xây dựng trên dãy núi Trường Lệ bị sụp đổ và hư hại từ những năm đó
Ông Vũ Tiến Khả mô tả lại với phóng viên theo lời kể của bố ông, khu khỉ dưỡng của người Pháp trên dãy núi Trường Lệ đồ sộ và hoành tráng
Giám đốc trung tâm Văn hóa Tp. Sầm Sơn Cao Văn Tâm chỉ dẫn khu vực nền móng khu nghỉ dưỡng của vua Bảo Đại trên dãy núi Trường Lệ
Theo quan sát của phóng viên, những dấu tích bức tường khu nghỉ dưỡng của Pháp có chiều dày từ 30 – 50 cm, được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp đá, gạch, cát và vôi
Dấu tích thời gian trên bức tường khu nghỉ dưỡng thời Pháp thuộc trên dãy núi Trường Lệ
Cây dại bám chằng chịt vào những bức tường khu nghỉ dưỡng thời Pháp thuộc
Vết tích nền móng xây dựng bằng đá thạch anh của người Pháp. Theo ông Cao Văn Tâm cho biết, Viện địa chất Việt Nam về điền dã và đã khẳng định rằng, trên núi Trường Lệ có một mạch đá thạch anh chạy theo hướng Đông Tây. Ngày nay người dân Sầm Sơn vẫn khai thác đá trên núi để chế tác thành những vật lưu niệm bày bán cho du khách
Ngày nay trên dãy núi Trường Lệ vẫn còn một rừng thông cổ thụ, có tuổi đời hàng trăm năm được người Pháp trồng cùng với thời gian xây dựng khu nghỉ dưỡng
Phía Đông, chân dãy núi Trường Lệ có bãi biển vua Bảo Đại với những khối đá có hình thù bắt mắt
Khu vực biển Bảo Đại có nhiều khối đá có hình thù và màu sắc kỳ lạ, bắt mắt. Theo khảo sát của Viện địa chất Việt Nam, những khối đá này như những tấm bản đồ địa chất tự nhiên, có thể đọc được quá trình hình thành địa chất của dãy núi Trường Lệ cũng như kiến tạo địa chất vùng biển Thanh Hóa thời kỳ cổ đại.
Dãy núi Trường Lệ được cấu thành từ những núi xếp liên tiếp nhau, hướng từ phía đất liền vươn dần ra tới biển. Ông Cao Văn Tâm cho biết, dãy núi này có khí hậu khác biệt so với phần còn lại của Tp. Sầm Sơn, mùa hè mát rượi như đi rừng nguyên sinh, chỉ cần xuống chân núi thôi là bắt gặp cái nóng hầm hập của miền Trung nắng gió. Có lẽ vì có vùng tiểu khí hậu ôn đới đặc biệt, người Pháp và vua Bảo Đại đã chọn dãy núi này để xây dựng khu nghỉ dưỡng mà ngày nay, do chiến tranh tàn phá chỉ còn lại những vết tích nền móng.
Trên dãy núi này có một địa điểm du lịch tâm linh hấp dẫn như hòn Trống Mái, Đền Độc Cước, Đền Cô Tiên, Đền Tô Hiến Thành. Cái tên dãy núi Trường Lệ gắn liền với câu truyện thần thoại rằng: Tại ngọn núi này xưa kia có một người phụ nữ đã qua đời sau khi sinh con, cậu bé có khuôn mặt khôi ngô tuấn tú, lớn nhanh như thổi, sức khỏe phi thường. Thương mẹ, chú bé nhặt đất đá đắp lên thi hài mẹ để nấm mồ lớn dần thành dãy núi Trường Lệ. Cậu bé đó trưởng thành trở thành một tràng trai khổng lồ, dũng cảm cùng nhân dân làng chài đánh tan loài quỷ biển, về sau trở thành thần Độc Cước, được nhân dân tôn kính và xây dựng đền thờ để tỏ lòng biết ơn.
Ông Lương Tất Thắng, Chủ tịch UBND Tp. Sầm Sơn cho biết, tận dụng những lợi thế về địa hình, địa mạo và những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thành phố đang quy hoạch và xây dựng dãy núi Trường Lệ thành khu du lịch trọng điểm. Thành phố đã giao cho Trung tâm văn hóa tìm kiếm tài liệu sử học từ các nguồn trong và ngoài nước để có thể phác họa phần nào khu nghỉ dưỡng của người Pháp và của vua Bảo Đại gồm các nội dung: xây dựng năm nào, quy mô công trình, cách thức xây dựng, vai trò của khu nghỉ dưỡng này thời kỳ Pháp thuộc... để giới thiệu đến du khách, làm phong phú hơn nét văn hóa người miền biển của thành phố trẻ Sầm Sơn.
Thông Thiện/ Báo ảnh Việt Nam
Nhằm nhanh chóng khôi phục hoạt động du lịch, đảm bảo mục tiêu vừa phòng, chống dịch vừa phát triển kinh tế...
Sau 2 năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, du lịch biển Sầm Sơn (Thanh Hoá) 2022 đang hứa hẹn sẽ là điểm...
Sáng 7/10, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức Hội nghị trực tuyến bàn giải pháp khôi...
Con số này đã giảm 22% so với dự kiến trước đó, do nhiều đoàn khách đã hủy tour, hủy phòng đã đặt tại một số...
Ngày 1/5, bãi biển Sầm Sơn tiếp tục thu hút hàng nghìn người dân và du khách. Chính quyền thành phố đã phải...
Với vị trí quan trọng ở vùng Bắc Trung Bộ, hội tụ đầy đủ tiềm năng du lịch mang đặc trưng của cả ba vùng:...
Tại tỉnh Thanh Hóa, trưa nay (6/8) nhà chức trách địa phương cho biết, sau khi xác nhận địa bàn có bệnh nhân...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thanh Hoá đã gửi 14 mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm Covid-19 ra Viện Vệ sinh dịch...
Chiều ngày 5/7, trong lúc đi mò trai cùng với 5 người khác tại hồ Yên Mỹ (huyện Nông Cống, Thanh Hóa), 1 học...
Trong cuộc Tổng tiến công chiến lược mùa Xuân 1975, đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, không thể...
Trước tình hình số người từ các tỉnh có dịch (những tỉnh có nguy cơ cao và nguy cơ) vào Thanh Hóa có xu hướng...
Theo tin từ Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa, đơn vị này vừa ký văn bản trình Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét, đề...