Người dân đãi hến bên sông
Hến chuẩn bị được đãi và hến đã đãi xong
Đãi hến ven sông
Chủ yếu là phụ nữ tham gia việc đãi hến
Sau khi đãi sạch, ngâm hến (trên 10h) ngay ở bến sông trong thúng lớn để hến nhả bùn, nhả cát
Toàn cảnh bến hến
Người dân ở thôn bến Hến, xã trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có nghề cào hến, đãi hến quanh năm từ nhiều đời nay. Nghề làm hến dọc sông La, sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố... không dễ dàng gì vì phải phụ thuộc vào con nước thủy triều. Cào hến thường là công việc của cánh đàn ông. Vợt cào hến làm bằng khung sắt (dài 1,2m, cao 20 cm), bọc lưới dài 3m, nhủi có khoan nhiều lỗ, khi cào hến sẽ ở lại, cát thì trôi đi.
Đàn ông chủ yếu đi cào hến và vận chuyển các sản phẩm
Một phụ nữ đang đãi hến
Cận cảnh việc đãi hến
Luộc hến 30 phút dưới bếp lửa to. Khi nước hến trào ra thì quấy nồi hến đến khi hến “há miệng” mới vớt hến ra để đãi lấy ruột
Mỗi lần luộc vài chục kg hến trong lửa to mất chừng 30 phút
Sau khi đãi xong, đổ vỏ hến thành đống và phơi dụng cụ
Thu hoạch về, hến được nhặt bỏ rác, đãi sạch và đem luộc 30 phút dưới bếp lửa to ở ngay tại bến rồi đổ ra, rửa lại bằng nước sông. Tiếp đó, hến được đãi trong nước cho bung hết ruột, nhặt bỏ sạn để có sản phẩm cuối cùng là những thúng ruột hến trắng tinh đem bán ngoài chợ. Đó là việc của phụ nữ trong làng.
Hến ăn rất thơm, nước hến đậm ngọt tự nhiên và bổ dưỡng. Món ngon đặc sản ở Hà Tĩnh với hến được biết đến như: cơm hến, canh hến, bánh đa xúc hến, lẩu hến, hến xào giá, cháo hến...
Thành phẩm là những thúng hến ngọt ngào
Khu bếp luộc hến
Một góc bãi hến giờ nghỉ trưa
Bến Hến Sông La
Công việc của cánh đàn ông
Cảnh nhộn nhịp thường thấy ở Bến Hến bên dòng sông La
Vất vả là thế, nghề làm hến đe dọa sức khỏe con người do phải dầm mình quanh năm nơi sông nước. Nhưng nhờ con hến, thôn Bến Hến bây giờ đã như một khu phố nhỏ với không ít ngôi nhà cao tầng.
Nguyễn Minh Sơn/baotnvn.vn