Trải nghiệm

Bí ẩn về những cái giếng ở Hà Tĩnh

15:57 - 03/12/2019
Không biết những cái giếng làng này có từ bao đời nhưng người dân cứ gọi đó là những cái “giếng thần”. Hàng trăm năm qua, dù trời có hạn hán, chua phèn mấy thì nước trong các giếng này luôn cứ trong xanh, ngọt mát, không bao giờ cạn...

Nông nhưng không bao giờ cạn

Tìm hiểu về câu chuyện xung quanh những chiếc giếng này chúng tôi có dịp trò chuyện với ông Lê Văn Nhuận (85 tuổi), xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh.

Ông Nhuận cho hay, “giếng thần” Mai Lâm của làng ông nằm ở cánh đồng Chuôn, cách nguồn nước mặn chừng 50m, độ sâu 3m, được ghép đá theo hình vuông, đường kính rộng 1,2m, phía dưới đáy giếng làm bằng khuông gỗ, bốn phía ghép bốn tấm gỗ cao 80cm, chiều rộng 1m. Điều đặc biệt là giếng không hề khô cạn dù về mùa khô hạn hán, xóm làng cây cối khô héo, ao hồ sông suối cạn kiệt, đồng ruộng nứt nẻ…đây là một điều bí ẩn mà người đời xưa xây dựng.

Theo cán bộ Bảo tàng Hà Tĩnh, hiện tại Hà Tĩnh có hàng chục giếng nước kỳ lạ, trong đó có 15 giếng vẫn còn nguyên giá trị từ thời Chăm Pa 

Để minh chứng cho câu chuyện về “giếng thần” là sự thật, ông Lê Văn Trực (80 tuổi), người gần cả cuộc đời ăn nguồn nước từ giếng nước này cũng kể: Ngày trước, tôi được làng cử xuống giếng làm vệ sinh, gầu múc liên tục nhưng thấy bốn góc dưới giếng có bốn cái mạch nước chảy ra to lắm, múc bao nhiêu cũng không hết nước được.

Không chỉ ở xã Mai Phụ mà tại xóm Tân Giang, xã Kỳ Ninh, huyện Kỳ Anh cũng có hai “giếng thần”. Một giếng đã được người dân sửa chữa và người dân không còn sử dụng hàng ngày nhưng nước luôn trong xanh. Còn một giếng sâu gần 3m nằm trong nhà của ông Mai Văn Phong. Giếng này cách nguồn nước mặn chừng 70m, trong vùng ai đào giếng khi có nước đều bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và nhanh hết nước nhưng cái giếng này thì lại luôn trong mát và không bao giờ hết nước.

Hầu hết các giếng đều nằm gần các cánh đồng, cách nguồn nước mặn chừng 50m, độ sâu chừng 2,5m, được ghép đá theo hình vuông, đường kính rộng 1,2m, phía dưới đáy được làm bằng khuông gỗ, bốn phía ghép bốn tấm gỗ cao 80cm, chiều rộng 1m 

Còn cái giếng ở xóm Bắc Vĩnh Quyền, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên thì xung quanh là đầm lầy, nước rất bẩn nhưng nước trong giếng thì lại ngon ngọt. Từ bao đời nay cả xã Cẩm Huy sống chung với nguồn nước ô nhiễm và nay được thay bằng nước máy nhưng gia đình anh Trần Hữu Minh lại vẫn dùng nước ở “giếng thần” phục vụ cuộc hàng sống hàng ngày, anh Minh cho biết…

Nói về sự phát hiện các “giếng thần” trên địa bàn Hà Tĩnh, ông Lê Bá Hạnh, nguyên cán bộ nghiên cứu, Phòng Di sản Văn hóa,  Sở VHTTDL Hà Tĩnh, cho biết: Tại Hà Tĩnh có hàng chục giếng nước kỳ lạ, trong đó có 15 giếng vẫn còn nguyên giá trị từ thời Chăm Pa. Các “giếng thần” này từ bao đời nay được người dân sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Hiện 15 giếng thì có 5 giếng nằm trong nhà của 5 hộ dân và được họ sử dụng phục vụ sinh hoạt gia đình, vào mùa hạn hán cả làng kéo nhau đến lấy nước về sinh hoạt. Có một đặc điểm chung là những cái “giếng thần” này là chỉ sâu vài ba mét, nước luôn trong xanh và mát ngọt tự nhiên.

Bảo vật của làng

Mặc dù hiện nay, “giếng thần” không còn được sử dụng nhiều nhưng người dân vẫn luôn coi trọng, bảo vệ như những báu vật của làng.

Cụ Nguyễn Hữu Ứng (85 tuổi), xóm Bắc Vĩnh Quyền, xã Cẩm Huy, huyện Cẩm Xuyên nhớ lại: “Vào năm 1936, có một ông cố thủ làng là người luôn chăm sóc giếng. Vào ngày lễ, ông đem đồ ra giếng cúng. Giếng bị xuống cấp, ông cố thủ bỏ tiền ra cho dân làng tu sửa. Khi ông qua đời thì nước đang trong xanh, ngọt mát tự nhiên lại chuyển sang màu vàng, chua phèn. Sau khi thi hài cụ cố thủ được chôn cất xong thì nước giếng trở lại trong xanh như ban đầu”. 

Hàng trăm năm qua, người dân chỉ thấy nước trong các giếng này dù trời có hạn hán, chua phèn đến mấy thì nước trong các giếng này luôn cứ trong xanh, ngọt mát, không bao giờ cạn... 

Kể về “giếng thần” làng mình ông Phan Lý Đại (75 tuổi), một nhà giáo về hưu, ở xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân cho biết: “Giếng làng ở vùng này có linh khí và linh thiêng. Không biết có phải trùng hợp không nhưng cách đây mấy năm, khi người ta bỏ bê và lấp mất giếng ở Mỹ Lộc thì từ đó làng này hay xảy ra tai nạn”. Từ xưa, Xuân Viên đã có một lễ hội độc đáo là hội Vực Thuồng Luồng, hay còn gọi là lễ hội đánh cá Đồng Hoa. Lễ hội bắt đầu vào ban đêm, vào một ngày trong năm không định trước. Lúc này, cư dân các vùng Mỹ Dương, Tả Ao, Tiên Cầu, Uy Vực… tổ chức thành nhiều đoàn người mang nơm, nhủi, rổ đổ về vực Thuồng Luồng đánh bắt cá. Đến sáng sớm hôm sau, số cá thu được sẽ đem về, dùng nước giếng làng làm sạch, nấu chín đem cúng thần linh tổ tiên.

Các giếng này đều đặc biệt là nằm gần các đền thờ của các vị vua, danh tướng các thời trước đây 

Ông Đại tự hào: “Cho đến bây giờ, nhiều phong tục không còn nhưng có một điều là người ở vùng đất này vẫn đôn hậu, hiền hòa và hiếu học. Hiện thời, tính chưa đầy đủ thì Xuân Viên có 6 tiến sĩ, 20 thạc sĩ, 300 cử nhân. Đặc biệt, xã Xuân Viên có tới trên 400 nhà giáo, không dễ mấy vùng đất có được”…

Thân Ba/ thegioidisan.vn


Tỉnh thành Hà Tĩnh

Hà Tĩnh
Hà Tĩnh sở hữu rất nhiều bãi tắm đẹp, nổi tiếng nhất là Thiên Cầm, cùng kho tàng di tích, di sản văn hóa.

Điểm đến Hà Tĩnh Xem thêm

Biển Thiên Cầm
Bãi biển đẹp nhất Hà Tĩnh làm say lòng du khách muốn kiếm tìm khoảng lặng giữa đời thường.
Hồ Trại Tiểu
Hồ Trại Tiểu không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng mà còn là một điểm du lịch vô cùng hấp dẫn.
Di tích Ngã ba Đồng Lộc
Ngã ba Đồng Lộc là địa danh đã trở thành huyền thoại trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Khu lưu niệm Nguyễn Du
Khu di tích lưu niệm Nguyễn Du là nơi du khách có thể tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào dân tộc.
Hồ Kẻ Gỗ
Hồ Kẻ Gỗ là địa danh nổi tiếng của Hà Tĩnh, gắn với niềm tự hào, tinh thần đoàn kết của một thời dựng xây đất nước...
Thành cổ Hà Tĩnh
Thành cổ Hà Tĩnh, thường gọi là Thành Sen, suốt một thời gian dài là thành trì kiên cố của tỉnh lỵ Hà Tĩnh. Ngày nay, dấu tích...
Cổ Đạm - Vẻ đẹp mộc mạc của gốm đất nung rồi có lụi tàn?
Cổ Đạm là làng gốm đất nung truyền thống, mang sắc thái khá đặc thù của một làng nghề thủ công ở Bắc Trung Bộ. Các kĩ thuật như...
Mây giăng kín như bồng lai tiên cảnh trên đỉnh Giăng Màn
Sáng sớm tinh mơ, dưới cái tiết trời se se lạnh, đỉnh Giăng Màn ở huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh), nơi đồng bào người Chứt...
Khám phá biển Hoành Sơn
Bãi biển Hoành Sơn nằm dưới chân đèo Ngang về phía Hà Tĩnh, ngay ngã ba từ tuyến quốc lộ 1A theo sát biển rồi phân nhánh, một...

Ẩm thực Hà Tĩnh Xem thêm

Mâm cỗ gà bay lạ mắt cúng Rằm tháng Giêng ở Hà Tĩnh
Đã thành thông lệ, Rằm tháng Giêng, một số dòng họ ở xã Thạch Châu, xã Bình Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) lại làm mâm cúng với những thế...
5 món ăn nhất định phải thử khi đến Hà Tĩnh
Hà Tĩnh từ lâu nổi tiếng là vùng đất địa linh nhân kiệt, là quê hương của nhiều danh nhân, thi hào nổi tiếng. Tuy nhiên, sẽ thật...
Mực nhảy Vũng Áng
Gọi là “mực nháy” vì khi đánh bắt lên, con mực còn tươi óng, lấp lánh trông rất bắt mắt.
Nức tiếng bưởi Phúc Trạch, cam bù Hương Sơn
Bưởi Phúc Trạch và cam Bù Hương Sơn là những loại trái cây làm nên nét đặc sắc và niềm tự hào của người dân Hà Tĩnh.
Cá nướng Thạch Kim thơm lừng làng biển
Đi qua vùng biển Thạch Kim, Hà Tĩnh, khó ai có thể bỏ qua một món ăn dân dã đầy hấp dẫn.

Trải nghiệm Hà Tĩnh Xem thêm

Bí ẩn về những cái giếng ở Hà Tĩnh
Không biết những cái giếng làng này có từ bao đời nhưng người dân cứ gọi đó là những cái “giếng thần”. Hàng trăm năm qua, dù trời...
Bến hến dòng La
Sông La là hợp lưu của 2 sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, gặp sông Lam ở khu vực núi Hồng. Bến Hến nằm bên dòng sông La đoạn chảy qua...
Độc đáo nghề thả trúm lươn đồng ở Hà Tĩnh
Tuy nghề thả trúm lươn đồng ở Hà Tĩnh không rầm rộ như ở Nghệ An nhưng nhờ theo nghề này mà một số hộ nông dân nơi này có thu...
Mát dịu với vẻ trong xanh, tĩnh lặng của hồ Kẻ Gỗ
Giữa những ngày nắng nóng như thiêu của đầu tháng 7, du khách bỗng cảm thấy như đất trời dịu lại khi dừng chân bên hồ Kẻ Gỗ...
Chợ cá họp trước bình minh nơi làng chài Cửa Nhượng
Sáng sớm, khi trời còn chưa tỏ mặt người, từng tốp phụ nữ í ới gọi nhau ngước biển Cồn Gò. Phiên chợ nơi làng chài chỉ kết thúc...
Thành phố Hà Tĩnh từ trên cao - Quen mà lạ
Một thành phố Hà Tĩnh từ cái nhìn toàn cảnh mới thấy được sự sinh sôi, sự đổi thay từng ngày. Những tòa nhà cao tầng, những góc...
Hồ Kẻ Gỗ - điểm du lịch xanh hấp dẫn du khách
Không chỉ là công trình thủy lợi phục vụ đời sống của con người, Hồ Kẻ Gỗ ngày nay còn trở thành điểm du lịch xanh thu hút du...
Rực rỡ những mùa hoa chạc quạch xứ núi Hà Tĩnh
Chạc quạch – cái từ nghe ra chẳng chút mĩ miều lại cứ như dằn dỗi một điều gì. Ấy thế mà lại là tên của một loài hoa của miền núi...
Làng hương Báo Ân - nơi lưu giữ giá trị tâm linh Việt
30 năm không phải là quãng thời gian dài đối với một làng nghề, nhưng chừng ấy thời gian đã đủ để làng hương Báo Ân (Hà Tĩnh) ghi...

Cẩm nang du lịch Hà Tĩnh Xem thêm

10 danh lam thắng cảnh phải ghé thăm ở Hà Tĩnh
Hà Tĩnh hấp dẫn du khách nhờ phong cảnh hữu tình và nhiều địa danh lịch sử nổi tiếng.
Những điểm du lịch không thể bỏ qua thuộc địa phận Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh
Thanh Hóa- Nghệ An- Hà Tĩnh, 3 tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ, nằm gọn trên dải đất hẹp nhất của Việt Nam nhưng lại là những điểm đến du...

Khách sạn Hà Tĩnh Xem thêm

Đến Hà Tĩnh phải ghé thăm những homestay này
Quê hương của đại thi hào Nguyễn Du đang thay đổi diện mạo nhờ phát triển mô hình homestay.

Nhà hàng Hà Tĩnh Xem thêm

Thưởng thức các món đặc sản bình dân Hà Tĩnh ở đâu?
Ngoài những thắng cảnh đẹp, Hà Tĩnh níu chân du khách bằng nền ẩm thực độc đáo với nhiều món ăn đặc sản lừng danh.