Văn hóa

Người giữ nghề giấy dó

14:01 - 01/02/2019
Để cho ra đời một tờ giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền, phải qua gần 10 công đoạn. Làm đúng quy trình có thể lưu giữ cả trăm năm.

Tranh "Xuân Kỷ Hợi" trên giấy dó của họa sỹ Phạm Trần Quân

Cùng với Yên Thái (Hà Nội), Suối Cỏ (Hòa Bình), làng Dương Ổ (phường Phong Khê, TP Bắc Ninh) là một trong những cái nôi của nghề làm giấy dó. Sự phát triển của giấy công nghiệp ngày nay đã lấn át những trang giấy dó vang bóng một thời nhưng gia đình ông Ngô Văn Hiến vẫn là một trong số ít những nhà còn đắm đuối với nghề.

Một gia đình ba đời lưu giữ nghề truyền thống

Căn nhà nhỏ của ông Ngô Văn Hiến nằm trong con ngõ sâu thuộc thôn Dương Ổ (phường Phong Khê, TP Bắc Ninh). Xưa kia, nơi đây nổi tiếng với nghề làm giấy dó truyền thống, cung cấp giấy khắp miền Bắc. Không ai biết chính xác nghề thủ công giấy dó ở Dương Ổ có từ bao giờ nhưng theo cuốn gia phả cổ nhất của dòng họ Ngô còn giữ thì nghề này có vào khoảng thế kỉ XV. 

Tìm đến nhà ông Hiến theo lời chỉ dẫn của người dân, ấn tượng đầu tiên của tôi là khung cảnh ngổn ngang của xưởng giấy, mùi hăng hắc của bể ngâm nguyên liệu. Trong nhà có ba lao động đang làm việc, mỗi người một công đoạn. Vì làm nghề qui mô nhỏ nên chủ yếu thợ làm là người trong gia đình.

Người thợ đang tách vỏ dó

Qua trò chuyện, ông Hiến cho biết nghề làm giấy dó của gia đình ông là từ đời ông nội để lại. Trong hồi ức của ông ngày ấy, cả làng làm giấy dó, vỏ dó phơi trắng từ ngõ ra đến bờ sông, trong làng không ngớt âm thanh của tiếng chày giã giấy. Lên 10 tuổi, ông bắt đầu phụ cha làm giấy dó. Ban đầu chỉ là công việc nhỏ nhặt như phơi giấy rồi dần dần rành rẽ từng khâu của quá trình làm giấy. Cho đến nay, ông đã gắn bó với nghề được 40 năm.

Để cho ra đời một tờ giấy dó đúng tiêu chuẩn dai, bền phải qua gần 10 công đoạn. Theo lời của ông Hiến, một tờ giấy dó trải qua đúng các quy trình có thể lưu giữ cả trăm năm. Khâu lựa chọn vỏ dó là vô cùng quan trọng bởi độ dai của của giấy phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng vỏ, vỏ phải dai, ít bị xước và bột nhiều. Vỏ dó chuyển về được người thợ tách hết lớp vỏ đen bên ngoài, sau đó chặt ra từng  khúc nhỏ ngâm trong nước vôi trong. Khi đã đủ độ ngấm, vỏ dó được đem nấu độ một ngày một đêm rồi đem giã nhuyễn thành bột.  

Công đoạn tiếp theo là seo giấy hay còn gọi là tráng giấy. Seo giấy đòi hỏi bàn tay khéo léo của người thợ, dùng liềm seo múc nước bột giấy rồi gác lên “đòn cách” bằng tre trên mắt tàu seo cho nước rỏ xuống hết, chỉ còn bột giấy đọng lại trên liềm. Nước khô dần, bột giấy se lại, trang giấy hiện ra trên liềm seo. Đặc biệt, trong quá trình làm giấy dó tuyệt nhiên không sử dụng hóa chất mà chỉ dùng nhựa cây gỗ mò tạo độ kết dính cho bột giấy cũng như độ dai cho giấy.

Con gái ông Hiến đang thực hiện công đoạn tách giấy dó 

Gia đình ông Hiến làm đa dạng các mẫu giấy nhưng đa phần là giấy khổ 30 x 40 cm và 60 x 80 cm. Khách hàng của ông Hiến chủ yếu là ở làng tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, Viện Hán Nôm, trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội… Thậm chí, giấy dó nhà ông còn được xuất sang Pháp để làm tranh cổ động. Trung bình mỗi đơn đặt hàng từ 1000 - 5000 tờ. Mỗi ngày, gia đình ông lãi được khoảng 100 – 200 nghìn/ người.

Bài toán thị trường cho nghề làm giấy dó

Công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kì công nhưng thu nhập theo ông Hiến cũng chỉ đủ ăn, chưa kể đến những khó khăn trong quy trình làm giấy. Bây giờ, ở các vùng núi, người dân chặt hết cây dó để lấy đất trồng keo, muốn có nguyên liệu phải đặt hàng trước. Làm giấy dó cũng trông chờ vào thời tiết. Vào mùa nồm, không thể phơi giấy, coi như bỏ không làm được nghề. Hiện nay, ở làng Dương Ổ chỉ còn 3 đến 4 nhà vẫn duy trì nghề truyền thống, còn lại đa số chuyển sang làm giấy tái sinh. Khi được hỏi về việc chuyển hướng làm nghề ông Hiến lắc đầu: “Nghề làm giấy dó như máu chảy trong người, mình cũng vì yêu nghề mà làm thôi”. Canh cánh nghề cổ cha ông, dù đi được quá nửa đời người, ông vẫn quyết tâm “bám” nghề.  

Những người dân thôn Dương Ổ còn làm nghề giấy dó như ông Hiến hầu hết đều cho rằng nghề giấy dó khó có đầu ra, mức thu nhập cũng không cao nhưng thực trên thực tế, thị trường tiêu thụ giấy dó không phải là không có. Giống như loại giấy washi truyền thống của Nhật Bản, những tờ giấy dó Việt Nam mộc mạc, mỏng manh nhưng mang hồn dân tộc, chứa đựng những giá trị lịch sử từ ngàn xưa. 

Mặt khác, tính dai, độ bền, hút ẩm tốt của giấy dó tạo cho loại giấy này sự độc đáo, khác biệt. Giấy dó vấp phải bài toán thị trường là do chưa được quảng bá rộng rãi đến công chúng, đặc biệt là những người trẻ, từ đó khơi dậy nguồn cảm hứng cho họ, góp phần đưa loại giấy truyền thống của Việt Nam trở lại với đời sống. 

Hiện nay, tổ chức bảo tồn và duy trì nghề làm giấy dó lớn nhất phải kể đến là “Zó Project” (6/2013) được thành lập bởi chị Trần Hồng Nhung (Hà Nội). Với mong muốn khôi phục nghề làm giấy dó, mở rộng thị trường trong nước cũng như quốc tế, chị đã tìm về các làng nghề giấy dó, trong đó có làng Dương Ổ (phường Phong Khê, TP Bắc Ninh), thuyết phục các nghệ nhân phục hồi giấy dó. Tính đến nay, dự án “Zó Project” đã cho ra đời nhiều sản phẩm độc đáo làm từ giấy dó (đèn lồng, sổ, bưu thiếp, thư pháp,…) thu hút đông đảo bạn trẻ tham gia trong đó có nhiều bạn trẻ đến từ các nước Úc, Pháp, Nga,… Đây là tín hiệu tốt với những người luôn đau đáu với nghề làm giấy dó.

Hi vọng các chính sách bảo tồn nghề làm giấy dó sẽ được nhân rộng góp phần vực dậy nghề truyền thống này.

Nguồn: baobacninh.com.vn


Tỉnh thành Bắc Ninh

Bắc Ninh
Bắc Ninh là nơi hội tụ của nhiều dấu tích văn hóa và tôn giáo lớn của người Việt xưa.

Điểm đến Bắc Ninh Xem thêm

Làng tranh Đông Hồ
Làng Đông Hồ từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm tranh dân gian, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống.
Chùa Phật Tích
Tham quan những công trình kiến trúc và di vật cổ độc đáo thời Lý ở chùa Phật Tích, Bắc Ninh.
Ngôi chùa gần 2.000 tuổi, trung tâm Phật giáo cổ nhất Việt Nam
Chùa Dâu ở Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp - bốn vị nữ thần tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm,...
Đền Bà Chúa Kho
Đền Bà Chúa Kho ở Bắc Ninh là một địa chỉ thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những nhà kinh doanh vào mỗi dịp đầu năm và cuối...
Văn Miếu vinh danh vùng Kinh Bắc
Vùng đất Kinh Bắc vốn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và những người con thành danh khoa cử. Văn Miếu Bắc Ninh là nơi vinh...
Chùa Phật Tích - Nơi có tượng đức Phật bằng đá thời nhà Lý lớn nhất Việt Nam
Chùa Phật Tích xưa có tên là chùa Vạn Phúc Tự, là một trong những nơi được truyền bá Phật giáo sớm nhất từ Ấn Độ vào Việt Nam....
Chùa Bút Tháp, Bắc Ninh: Chạm khắc những nét kiến trúc độc đáo
Từ trung tâm Thủ đô Hà Nội đi qua cầu Vĩnh Tuy tới đường quốc lộ số 5. Đi tới gần ga Phú Thụy rẽ tay trái vào đường Ỷ Lan, tới...
Cổ tự trên đỉnh Lạn Kha
Một sớm cuối tuần, chúng tôi có dịp tham quan chùa Phật Tích (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh). Ngôi chùa có lịch sử...
Thăm Đình Bảng - một trong ba ngôi đình đẹp nhất Kinh Bắc
Với nhiều du khách mỗi khi đến thăm vùng đất cổ xinh đẹp Kinh Bắc, đình làng Đình Bảng là địa danh nhất định phải ghé...

Ẩm thực Bắc Ninh Xem thêm

Đậu gù Trà Lâm - Món ăn bình dị xứ Bắc
Thôn Trà Lâm (xã Trí Quả, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) là làng đậu phụ với truyền thống 300 năm. Những năm gần đây, trong...
Đặc sắc “cơm Quan họ”
Không giống với các loại hình dân ca khác, Quan họ là loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp gồm 5 mặt hoạt động: tục kết bạn Quan...
Bánh phu thê Đình Bảng - Ước mơ về cuộc sống gia đình hạnh phúc
Cứ mỗi độ Tết đến Xuân về, người dân Bắc Ninh lại nô nức chuẩn bị những cặp bánh phu thê thơm ngon với mong ước cuộc sống sung...
Bánh cuốn Mão Điền - món quà quê của người Kinh Bắc
Xã Mão Điền, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh không chỉ nổi tiếng là vùng đất hiếu học mà nơi đây còn được biết đến với món bánh...
Về Bùi Xá thăm làng nem truyền thống
Món nem với thương hiệu nem Bùi ở làng Bùi Xá, xã Ninh Xá, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh là đặc sản gia truyền được nhiều người ưa...
Thơm mát bánh tro Đình Tổ
Khi nhắc đến các loại bánh dân giã miền quê Bắc Bộ thì không thể không nhắc đến bánh tro. Bánh tro có ở nhiều nơi, mỗi nơi lại có...
 Bánh khúc đen làng Diềm - thức quà quen mà lạ
Làng Diềm hay còn làng Viêm Xá, thuộc xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh không chỉ được biết đến là nơi phát khởi những làn...
Tương Đình Tổ, món quà của người Kinh Bắc
Nằm ở bờ Nam sông Đuống, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh từ xưa đã nổi tiếng với làng tranh Đông Hồ và các di tích lịch sử văn hoá...
Bánh phu thê Đình Bảng - Đặc sản miền quan họ Bắc Ninh
Dẻo thơm gạo nếp, ngọt bùi hạt sen, giòn béo vị cùi dừa làm nên món đặc sản nổi tiếng vùng Kinh Bắc.

Trải nghiệm Bắc Ninh Xem thêm

Bé gái Bắc Ninh xinh như thiên thần bên hoa sen
Trong những khoảnh khắc bên hoa sen tinh khôi, bé gái đến từ “quê hương quan họ” khiến người xem khó lòng rời mắt bởi sự đáng...
Về miền ký ức “bên kia sông Đuống”
Trải qua hàng trăm năm lịch sử và cả những thăng trầm của thời đại, sông Đuống vẫn “trôi đi, một dòng lấp lánh”, là địa danh...

Cẩm nang du lịch Bắc Ninh Xem thêm

10 làng quê Việt Nam đẹp cổ kính và nên thơ
Trải dài khắp mảnh đất hình chữ S, từ miền Bắc, miền Trung đến miền Nam, là những làng quê nổi bật với vẻ đẹp cổ kính và nên...
Mùa xuân thăm các di tích quốc gia đặc biệt ở miền quan họ
Miền quan họ Bắc Ninh nổi tiếng là vùng quê Kinh Bắc điển hình, nơi đây có rất nhiều di tích quốc gia đặc biệt không chỉ có lịch...

Khách sạn Bắc Ninh Xem thêm

Khám phá "lâu đài cổ tích" Jungle House Bắc Ninh
Thoạt nhìn, bạn như lạc vào một lâu đài cổ tích bỏ hoang. Thực ra, Jungle house Bắc Ninh là điểm nghỉ dưỡng vô cùng lãng mạn, ấm...