Các trung tâm vũ trụ, cung thiên văn, bảo tàng không gian là những địa chỉ mang đến du khách trải nghiệm như đang ở bên ngoài địa cầu.
Trung tâm vũ trụ Houston, Texas, Mỹ: Trung tâm Vũ trụ Houston được biết đến là Cơ quan Kiểm soát Nhiệm vụ của NASA, nơi những người điều khiển chuyến bay ở mặt đất giao tiếp với các phi hành gia trong Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Trong bảo tàng ở đây, du khách sẽ tìm thấy hơn 400 hiện vật bao gồm bộ sưu tập đá Mặt Trăng lớn nhất thế giới, bộ đồ không gian của các phi hành gia nổi tiếng và 12 mô-đun chỉ huy của Apollo. Ảnh: Tom Durr
Cung thiên văn Adler, Chicago, Illinois, Mỹ: Được xây dựng vào năm 1930, đây là công trình đầu tiên được xây dựng ở Tây Bán cầu. Năm 1997, quả cầu Atwood Sphere được chuyển đến cung thiên văn để phục vụ du khách tham quan. Trước đó, Atwood Sphere được sử dụng để "mô phỏng bầu trời" trong Học viện Khoa học Chicago. Ngoài ra, đến cung thiên văn Adler, du khách có thể thưởng thức các cuộc triển lãm về ô nhiễm ánh sáng, những sự kiện văn hóa, lịch sử liên quan đến thiên văn học, Mặt Trăng và hệ Mặt Trời. Ảnh: Henryk Sadura
Cung thiên văn Adler, Chicago, Illinois, Mỹ: Được xây dựng vào năm 1930, đây là công trình đầu tiên được xây dựng ở Tây Bán cầu. Năm 1997, quả cầu Atwood Sphere được chuyển đến cung thiên văn để phục vụ du khách tham quan. Trước đó, Atwood Sphere được sử dụng để "mô phỏng bầu trời" trong Học viện Khoa học Chicago. Ngoài ra, đến cung thiên văn Adler, du khách có thể thưởng thức các cuộc triển lãm về ô nhiễm ánh sáng, những sự kiện văn hóa, lịch sử liên quan đến thiên văn học, Mặt Trăng và hệ Mặt Trời. Ảnh: Henryk Sadura
Khu phức hợp Không gian Sâu Canberra, Canberra, Australia: Canberra là một trong 3 cơ sở giám sát thông tin liên lạc toàn cầu về các chương trình tàu không gian của chính phủ Mỹ trên thế giới. Cùng với các tổ hợp liên lạc không gian ở Tây Ban Nha và California, hệ thống ăng ten của khu phức hợp Canberra gửi và nhận tín hiệu đến hơn 30 tàu vũ trụ khám phá Mặt Trời, Mặt Trăng, sao Hỏa và các hành tinh khác trong hệ Mặt Trời. Liền kề khu phức hợp là một bảo tàng giới thiệu đến du khách vai trò của Australia trong việc khám phá không gian. Ảnh: Alpha Hotel Canberra
Bảo tàng Khoa học Thành phố Nagoya, Nhật Bản: Nhìn từ bên ngoài, bảo tàng Khoa học Thành phố Nagoya không quá đặc biệt. Điều ấn tượng dành cho du khách khi đến đây là cung thiên văn NTP Planet được đặt trong quả cầu bạc khổng lồ. Du khách có thể ngắm nhìn bầu trời đêm được trình diễn bằng máy chiếu sao phức tạp nhất thế giới, cùng chương trình thường xuyên về các chòm sao và hiện tượng thiên văn khác. Các chương trình được thực hiện bằng tiếng Nhật và thay đổi hàng tháng. Ảnh: Stardex
Trạm nghiên cứu LunAres, Pila, Ba Lan: Nằm trên một sân bay bỏ hoang gần Pila, trạm LunAres là nơi tiến hành các nhiệm vụ nghiên cứu tác động của việc con người ra khỏi Trái Đất. Trong một chương trình hiện tại, các nhà khoa học tại trạm đang nghiên cứu sự cô lập tác động như thế nào đến các phi hành gia trong không gian. Trạm LunAres mở cửa thường xuyên vào một số ngày trong năm và bất kỳ ai cũng có thể đăng ký đến thăm, điều kiện là du khách phải trên 21 tuổi, có bằng cử nhân và thông thạo tiếng Anh. Ảnh: Courtesy LunAres Research Station
Bảo tàng Technik Speyer, Đức: Là nơi tổ chức triển lãm không gian lớn nhất ở châu Âu, khu vực trưng bày rộng 5.000 m2 của bảo tàng Technik Speyer kể cho du khách câu chuyện khám phá vũ trụ từ những năm 1960 đến nay. Nằm ở Speyer phía tây nam nước Đức, bảo tàng sở hữu một nguyên mẫu tàu con thoi BURAN của Nga. Ngoài ra, nơi đây còn có khu vực theo chủ đề Mặt Trăng, với bản sao những chiếc xe di chuyển trên Mặt Trăng của Apollo và một tảng đá Mặt Trăng 3,4 tỷ năm tuổi. Ảnh: PavleMarjanovic
Theo Zing