Phần lớn thành phố Alexandria của Ai Cập cổ đại đã bị động đất tàn phá nặng nề và vô số khu vực bến cảng của nó chìm sâu dưới biển.
Ngoài thành phố Alexandria, còn nhiều điểm đến khác trên thế giới xuất hiện thành phố, thị trấn và làng mạc dưới nước.
Phần lớn trong số đó bị ngập lụt do việc xây dựng hồ chứa và đường thủy.
Dưới đây là 7 ngôi làng và thành phố dưới nước tuyệt vời du khách nên ghé thăm trong đời.
Shicheng, Trung Quốc
Bên dưới hồ nước Qiandao ở Trung Quốc, có nhiều tàn tích của các thành phố và thị trấn từng thuộc hai khu vực Chun'an và Sui'an.
Theo National Geographic, những thị trấn này bị nhấn chìm năm 1957, khi chính phủ thời kì đó quyết định xây dựng nhà máy thủy điện trong khu vực. Ngày nay, nơi này đã ngừng sản xuất năng lượng và trở thành điểm đến du lịch thu hút khách.
Một quan chức địa phương từ Hàng Châu nói cho biết: "Nếu chúng tôi hạ thấp mực nước xuống khoảng 30 m, bạn sẽ có thể nhìn thấy thành phố ngập nước; thành phố Shicheng sẽ trở thành Machu Picchu mới".
Nhiệt độ nước trung bình hằng năm khoảng từ 50 đến 68 độ F. Dưới mặt nước, bạn có thể nhìn thấy cổng vào thành phố với một số hình sinh vật thần thoại được khắc vào tòa nhà và vòm cửa từ triều đại nhà Thanh.
Kalyazin, Nga
Du khách không cần lặn mà vẫn có thể khám phá vết tích của Kalyazin ở Nga - ngọn tháp của nhà thờ lớn nổi lên khỏi mặt nước.
Trong quá khứ, thành phố đã phát triển đáng kể nhưng sau cuộc cách mạng năm 1917, nó không còn là một trung tâm thương mại quan trọng.
Năm 1940, phần lớn thành phố đã bị nhấn chìm do việc xây dựng hồ chứa Úglich, người dân trong thành phố đã chuyển đến các vùng sinh sống cao hơn.
Sant Romà de Sau, Tây Ban Nha
Ở vùng Osona của Catalonia, có một ngôi làng tên là San Romà de Sau chìm hoàn toàn trong nước.
Ban đầu, ngôi làng có nhà cửa, một cây cầu và một nhà thờ La Mã.
Tháp chuông của nhà thờ San Romà de Sau nổi lên khỏi mặt nước.Vào thời kì hạn hán, du khách có thể nhìn thấy tất cả tàn tích ở đó vì mực nước khô cạn.
Mediano, Tây Ban Nha
Ở Huesca, Tây Ban Nha, ngôi làng Mediano bị ngập lụt hoàn toàn năm 1969 vì người ta xây dựng hồ chứa. Ngày nay bạn vẫn có thể nhìn thấy một số tòa nhà phía trên mặt nước.
Mặc dù sự việc không được đưa tin thời điểm đó, tuy nhiên người dân trong làng đã linh động di dân khi có trận lũ lụt (hồ chứa được xây dựng mà cơ quan chức năng không cảnh báo).
Tất cả các tòa nhà biến mất dưới nước, ngoại trừ tháp chuông của nhà thờ thế kỷ 17 thuộc ngôi làng.
Cảng Hoàng gia, Jamaica
Jamaica xem cảng như là một phần của di sản quốc gia – nhưng thật đáng tiếc một số cảng đã bị chìm dưới biển.
Trong suốt thế kỷ 17, cảng Hoàng gia từng là trụ sở của chính phủ Anh ở Jamaica.
Cảng Hoàng Gia từng là điểm yêu thích của những tên cướp biển và kẻ phạm tội và nó được biết đến như là "thành phố nguy hiểm nhất trên trái đất" và " thành phố Sodom của thế giới mới". Thành phố Cảng Hoàng Gia bị sóng thần nhấn chìm vào năm 1692. Ngày nay, nó được coi "là mỏ vàng khảo cổ, ẩn chứa câu chuyện lịch sử kể về những ngày đầu khi thực dân Anh chiếm đóng ".
Những ngôi làng bị chìm ở Ontario, Canada
Tổng cộng 10 thị trấn của Canada bị chìm trong nước. Tất cả các thị trấn này là đô thị cũ của Cornwall và Osnabruck ở Ontario.
Cả hai khu vực này đều bị nhấn chìm sau khi người ta xây dựng tuyến đường thủy năm 1958.
Ngày nay, vẫn còn nhiều vỉa hè và tòa nhà nổi lên phía trên mặt nước.
Người ta đã xây dựng một bảo tàng về “những ngôi làng dưới nước” để lưu giữ hình ảnh của chúng mãi tồn tại với thời gian. Một số tòa nhà trong làng đã được rời đi trước khi bị nhấn chìm được trưng bày trong bảo tàng.
Pavlopetri, Hy Lạp
Pavlopetri được cho là thành phố dưới nước lâu đời nhất trong lịch sử. Nằm trên bờ biển phía nam Lakonia ở Hy Lạp, trận hồng thủy xảy ra khoảng 5.000 năm trước đã nhấn chìm thành phố.
Đây là điểm khảo cổ có giá trị lớn kể từ khi các nhà khoa học phát hiện nó năm 1967.
Sau một số khám phá năm 2009, ông Jon Henderson, đại học Nottingham nói: "Đó là một khám phá độc đáo đúng nghĩa mà chúng tôi đã tìm thấy dưới đáy biển, một thành phố gần như hoàn chỉnh, với đường phố, tòa nhà, vườn, lăng mộ và khu phức hợp tôn giáo".
Theo petrotimes.vn