Copenhagen, Đan Mạch. Copenhagen có số lượng xe hơi ít nhất châu Âu. Từ những năm 1960, chính quyền thành phố bắt đầu mở rộng các khu vực dành cho người đi bộ. Ngày nay, Copenhagen có hơn 320 km đường dành cho xe đạp. Thành phố cũng có kế hoạch phát triển đường cao tốc dành cho xe đạp đến vùng ngoại ô.
Hamburg, Đức. Xe hơi bị cấm hoàn toàn ở trung tâm thành phố. Chính quyền thành phố đang cố gắng hết sức để người đi bộ, người đi xe đạp hay các phương tiện giao thông công cộng được thuận tiện hơn.
Madrid, Tây Ban Nha. Nhiều đường phố ở trung tâm Madrid không có xe hơi. Bất kỳ ai đi ô tô vào đó sẽ phải trả 100 USD tiền phạt. Những người có ô tô gây ô nhiễm phải trả nhiều tiền hơn cho việc đỗ xe.
Paris, Pháp. Vài năm trước, mức độ khói bụi tăng mạnh ở Paris, vì vậy chính quyền thành phố đã luân phiên cấm xe ô tô có biển số chẵn và biển số lẻ trong một ngày. Việc này làm mức độ ô nhiễm giảm 30%. Đến năm 2020, chính quyền thành phố có kế hoạch tăng số làn đường cho xe đạp và chỉ cho phép xe điện vào trung tâm thành phố. Ngày nay, có một số khu vực dành cho người đi bộ ở trung tâm Paris và người dân không được phép lái xe đến đó vào cuối tuần.
Helsinki, Phần Lan. Dân số Phần Lan sẽ tăng trong 10 năm tới nhưng ngược lại, số lượng xe ô tô sẽ giảm. Trong một dự án mới được đề xuất, xe ô tô sẽ chỉ được lưu thông ở vùng ngoại ô. Nhiều ứng dụng di động được phát triển giúp cho người dân dễ dàng tìm thấy nơi cho thuê xe đạp hoặc trạm dừng xe điện gần nhất.
Thành Đô, Trung Quốc. Ô tô chỉ được phép lưu thông trên một nửa diện tích đường và nửa còn lại được phân bổ cho người đi xe đạp và người đi bộ.
Bogota, Colombia. Ở Bogota, đường dành cho xe đạp và khu vực dành cho người đi bộ đã được xây dựng từ những năm 1950. Ngày nay, thành phố có 300 km đường dành cho xe đạp. Hầu hết các đường phố ở trung tâm thành phố không có xe ô tô và chỉ hệ thống giao thông công cộng được phép hoạt động.
Milan, Ý. Chính quyền thành phố Milan tặng phiếu mua hàng miễn phí, vé xe buýt hoặc xe lửa cho những công dân để xe hơi ở nhà.
Theo vov.vn