Tết té nước ở Thingyan, Mandalay, Myanmar. Ảnh: Alamy
Tết té nước thật ra là tết mừng năm mới của một số cộng đồng, trong đó có cộng đồng người Khmer ở Việt Nam, diễn ra từ ngày 14-16/4. Điểm nhấn của lễ hội độc đáo này chính là lúc mọi người té nước vào nhau để cầu chúc năm mới nhiều may mắn, khỏe mạnh và hạnh phúc.
Ở Thái Lan, tết té nước, hay tết năm mới, được gọi là, ở Lào là tết Bunpimay, ở Manmar là Thingyan, và Chol Chnam Thmay ở Campuchia và Việt Nam. Dù mang những cái tên khác nhau, nhưng Tết té nước tại các quốc gia đều có nhiều những điểm chung.
Du khách chơi tết té nước ở Lào
Sau những lễ nghi mang đậm sắc thái tôn giáo tại đền chùa, mọi người đổ ra đuờng, dùng xô, chậu, vòi nước hay súng nước tha hồ té nước, bắn nước vào nhau, vào nhà cửa, đồ thờ cúng, gia súc và công cụ sản xuất. Mọi người quan niệm rằng đón nhận nước té càng nhiều càng tốt bởi như vậy họ sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
Vượt ra ngoài khuôn khổ của một cái tên đoàn tụ, đoàn viên gia đình, tết Té nước Đông Nam Á đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trên thế giới.
Đi đâu chơi tết té nước? Còn tùy thuộc vào độ "chịu chơi" của bạn.
Tết té nước ở Khaosan năm 2018
Muốn vui chơi tưng bừng nhất, hãy đến thủ đô Bangkok của Thái Lan, cụ thể là đến đường Khao San, một trong những điểm nóng diễn ra hoạt động té nước hoành tráng nhất. Tuy nhiên, đặc biệt năm nay bạn lại đừng đi phố Khaosan, vì các doanh nghiệp ở đây đã quyết định không tổ chức các hoạt động mừng Songkran để nhường chỗ cho chính quyền chuẩn bị cho lễ đăng quang của nhà vua mới vào tháng 5 tới.
Nhưng đừng vội buồn vì vẫn còn đó nhiều địa điểm khác nữa, như CentralWorld, Silom Iconsiam bên sông Chao Phraya, và King Power ở Soi Rang Nam. Cũng đừng quên Chiang Mai - "thủ đô" của Songkran. Tết Songkran ở đây được tổ chức mang đậm màu sắc truyền thống.
Trẻ em Thái lan trong ngày tết Songkran
Để tết té nước diễn ra tưng bừng, an toàn và đảm bảo vệ sinh, chính quyền Thái Lan đã ra lệnh cấm với mức phạt cao tất cả các dạng súng bắn nước áp suất cao, dùng đá lạnh hay nước bẩn.
Không kém phần sôi động, tết Chol Chman Thmay của người Khmer ở Campuchia và Việt Nam, cùng tết Bummipay của Lào và tết Thingyan của Myanmar cũng thu hút nhiều du khách.
Biểu diễn văn nghệ mừng tết Chol Chnam Thmay ở An Giang, Việt Nam
Trong dịp này, chùa chiền được treo cờ, kết hoa, thắp đèn rực sáng. Trong đêm giao thừa, mọi người thắp nhang đèn đưa tiễn thần Téveda cũ để rước thần Téveda Thmay vào nhà.
Phụ nữ Khmer đón tết ở Angkor Wat, Siem Reap, Campuchia
Ngày đầu tiên của năm mới, người dân ăn mặc thật đẹp rồi đội mâm lễ đến chùa cúng Phật. Qua ngày thứ hai, mọi người làm lễ dâng cơm của gia đình mình vào bình bát cho các sãi dùng như thể hiện lòng tôn kính và nhận lại từ sãi trưởng lời chúc phúc cho cả nhà. Ngày thứ ba là lễ tắm Phật. Vào buổi tối, các hoạt động lễ hội đường phố sẽ diễn ra tưng bừng như: lễ té nước, bôi bột màu…
Lễ vật dâng lên thần linh tại Wat Phnom ở Phnom Penh, Campuchia
Thanh niên leo lên cả nóc xe chơi trò té nước ở Luang Prabang
Các bé gái trong một đám rước năm mới ở Luang Prabang, Lào
Du khách cùng vui tết té nước Lào
Tết té nước ở MyanmarKhông phải là súng phun nước mà "vòi rồng" phun nước luôn
Những chú voi Thái Lan vui hội té nước
Lương Anh/Vietnam Journey (t/h)